Welcome To Talentnetwork

Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

 

Thương lượng vị trí mới sao cho chuẩn

Nhảy việc hoặc được bổ nhiệm vị trí mới - điều đó không có nghĩa là bạn sẽ thăng tiến sự nghiệp. Điều quan trọng là bạn phải suy nghĩ một cách chiến lược về cách thực tế hóa mục tiêu đó ngay từ giai đoạn thương lượng.

Bài viết này dành cho những người đang đứng trước cơ hội mới ở công ty mới hoặc công ty hiện tại: Mặc dù thỏa thuận được tiền lương như ý là rất quan trọng, nhưng nếu không suy nghĩ rộng hơn, bạn có thể đánh mất những cơ hội thăng tiến quý giá. Thương lượng về lộ trình sự nghiệp của bạn (phạm vi quyền hạn và cơ hội phát triển) có thể mang lại lợi ích bền vững hơn là thương lượng về lương. Và ở những thời điểm bạn gặp thách thức trong việc cân bằng công việc và đời sống, thương lượng về khối lượng công việc càng quan trọng hơn là thu nhập.


Thương lượng đúng người, đúng cách là bàn đạp cho sự nghiệp

Mặt khác, đàm phán cũng không có nghĩa là đạt được càng nhiều lợi ích càng tốt, mà là tìm ra giải pháp để giải quyết những vấn đề chung, giúp cả hai bên cùng có lợi. Điều đó đòi hỏi bạn phải suy nghĩ một cách chiến lược về nội dung cũng như cách thức đàm phánMột sự nghiệp được định hướng theo tầm nhìn xa, hướng tới các mục tiêu lớn hơn, cân nhắc thương lượng với đúng người, đúng vấn đề sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm.

1. Bắt đầu với các mục tiêu nghề nghiệp

Phần lớn chúng ta thường tập trung vào cơ hội ngay trước mắt hơn là vào nguyện vọng quan trọng nhất trong cuộc sống. Đừng quên cân nhắc về chất lượng cuộc sống cũng như các vấn đề chuyên môn.

Cụ thể: Những người dễ đạt được vị trí ngôi sao sau khi nhảy việc là những người đã nghiên cứu cẩn thận xem công ty mới có các nguồn lực gì để giúp họ phát triển vượt trội. Họ hiểu rằng năng lực và bí quyết thành công ở công ty cũ chưa chắc tạo nên thành tích tương tự ở công ty mới, vì vậy lương thưởng chỉ là một khía cạnh cần xem xét. Lời khuyên của CareerBuilder là xác định ngay từ đầu những gì bạn muốn đạt được nhất: trở thành chuyên gia đầu ngành, kiếm tiền, hay có phong cách sống sang chảnh/ ‘cool ngầu’ gắn với công việc? Hãy ghi nhớ mục tiêu đó khi đàm phán. Suy nghĩ dài hạn như vậy thường sẽ được đền đáp.

2. Hiểu điều bạn đang thương lượng

Bạn đang ở giai đoạn nào của đàm phán và lợi thế của bạn là gì?

- Gặp gỡ: bạn tìm hiểu các yêu cầu công việc và phúc lợi cho vị trí đang ứng tuyển - khi trao đổi lần đầu với đại diện bên Nhân sự.
- Cân nhắc: bạn đòi hỏi một ngoại lệ cá nhân hoặc một sự sắp xếp ngoài các thông lệ hoặc chuẩn mực điển hình của tổ chức (ví dụ: làm việc linh động từ xa khi cần, cung cấp nơi ở hoặc có cơ hội thăng chức dù bạn thiếu các bằng cấp phù hợp) - trước khi quyết định nhận việc.
- Vị trí ưu tiên: bạn đề xuất những thay đổi mang tính cơ cấu, hoặc sáng kiến ​​mới có lợi cho vận hành (cải tiến cách điều hành một dự án hoặc thành lập một đơn vị kinh doanh mới) - trường hợp công ty muốn giữ bạn và thăng chức lên vị trí mới.

Ở mỗi giai đoạn, nếu muốn đàm phán thành công, bạn đều phải có thế mạnh của riêng mình. Có người chỉ dừng ở giai đoạn Gặp gỡ. Nhưng có người được lựa chọn ở giai đoạn Cân nhắc, hoặc Vị trí ưu tiên.

Bạn phải chứng minh được rằng yêu cầu hoặc đề xuất của bạn là hợp lý vì:

- Nó phù hợp với các thông lệ hoặc chuẩn mực hiện có. Ví dụ: tăng lương khi có lời đề nghị bên ngoài, hoặc bạn xứng đáng được thăng chức vì điều đó đã áp dụng với các nhân viên có thành tích hoặc kinh nghiệm tương tự. Bạn cũng có thể đề xuất khi được phân công vai trò mới.
- Nếu bạn được yêu cầu làm công việc khiến bạn xa rời mục tiêu nghề nghiệp ban đầu, hãy xem có thể thương lượng không. Ví dụ: giải thích tại sao việc thay đổi vai trò của bạn không có lợi cho nhà tuyển dụng (ảnh hưởng đến hiệu suất của nhóm, làm hỏng mối quan hệ với một khách hàng giá trị cao…).
- Một lựa chọn khác là đồng ý nhận việc vì nhu cầu của tổ chức để đổi lấy một số cơ hội thăng tiến nghề nghiệp khác. Ví dụ: “Tôi sẽ đảm nhận vai trò này để giải quyết khủng hoảng cho công ty, nhưng tôi muốn chuyển sang làm một công việc chuyên sâu và đi đào tạo nước ngoài sau 2 năm”.

Nếu bạn đang trong một cuộc thương lượng khó khăn - tìm kiếm một số ngoại lệ hoặc đặc quyền đặc biệt - bạn cần ngăn người chịu trách nhiệm từ chối ngay từ đầu. Ví dụ: bạn muốn chuyển từ lĩnh vực tài chính sang lãnh đạo trong lĩnh vực CNTT trong khi không đủ bằng cấp và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Vậy thay vì đề xuất chuyển vị trí chính thức ngay và luôn, bạn có thể yêu cầu làm thử 6 tháng trong khi công ty chưa có người thay thế tiềm năng hơn. Trong thời gian đó, bạn có thể tận dụng kiến ​​thức sâu rộng về hệ thống tài chính cũng như quản lý nhóm để lãnh đạo thành công.


Hãy khiến lãnh đạo công ty thấy được lợi ích từ các đề xuất của bạn

3. Có nhiều phương án

Mặc dù bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng có thể phản tác dụng, nhưng sự chuẩn bị trước về chiến lược có thể giảm thiểu rủi ro: Liệt kê những lý do mà lãnh đạo công ty có thể ủng hộ đề xuất của bạn; những lý do khiến họ có thể từ chối - và cách phản ứng phù hợp nhất để thuyết phục họ.

Nếu vụ đàm phán của bạn không thành công - bạn không đạt được vị trí mơ ước tại công ty, và cũng không có lời mời làm việc nào hấp dẫn hơn ở công ty khác? Đề phòng cho tình huống “đi cũng dở, ở không xong” này, bạn nên có phương án dự phòng như: lùi một bước để tiến ba bước (lựa chọn vị trí khó khăn hoặc khác biệt mà không ai chọn, nhưng có thể trở thành bàn đạp sự nghiệp trong tương lai).

Thông thường, các cuộc đàm phán trở nên thất bại hoặc không bao giờ đạt kết quả tốt vì những mục tiêu lớn mà bạn đặt ra đã bị chôn vùi bởi công việc hàng ngày trong suốt một thời gian dài. Ví dụ: bạn muốn phấn đấu cho vị trí chuyên viên Marketing trong tổ chức, nhưng những công việc giấy tờ chạy đi chạy lại hàng ngày khiến bạn không có một dự án nào của riêng mình trong thời gian dài. Và đến kỳ đánh giá cuối năm, bạn không được cất nhắc như mong muốn. Vậy để tối đa hóa khả năng thành công, hãy đặt ra các mục tiêu cụ thể và thực tế theo tháng/quý/năm để khiến bản thân có trách nhiệm thực hiện công việc theo đúng kế hoạch đặt ra.

“Bạn có một cuốn sách để viết về cuộc đời mình. Đừng để bất kỳ ai khác viết các chương của bạn”. Sự nghiệp của bạn được mô tả bởi thành tích và các mối quan hệ nghề nghiệp, và trọng tâm của việc thương lượng là tìm ra cách làm hài lòng lẫn nhau để điều đó được tiếp diễn.

Nguồn ảnh: Pexels

 
 

Tin Tức

30-60-90: Lộ trình cho nhân viên mới

Rất nhiều người trong chúng ta bước vào một công việc mới, công ty mới một cách bản năng. Có người may mắn khi bản năng đưa ra các lựa chọn hành động đúng. Có người phải loay hoay rất lâu để làm quen với môi trường. Kế hoạch 30-60-90 ngày đầu tiên sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian.

Xem chi tiết

"Gọt tỉa" CV cũ thành bản giới thiệu sáng giá

Bạn muốn bước sang một giai đoạn mới của sự nghiệp với những cơ hội mới? Trước khi lao vào ứng tuyển những vị trí hấp dẫn, hãy ngồi xuống và ''tái sinh'' bản CV đã mấy năm chưa cập nhật của bạn.

Xem chi tiết

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.